Chronicles of a Village (excerpts)
Chronicles of a Village (Excerpts from the novel)
my birthsoil, hearing the dawn crows of the roosters, rouses from sleep
1.
it was a morning i will never forget, the morning i opened the door to the sound of them shouting,
let us march forward,
they always began with the same line,
the social scientists said of the onslaught of the sightless humans
there’s no more time,
i cried to my parents the moment i caught sight of the crowd of sightless humans on the village road
a terrible morning it was
my father, as soon as he awoke, before he even had time to brush his teeth or rinse his mouth, was already weaving a muzzle for the cow, meanwhile my mother was struggling with a horde of freshly born piglets out in the shed, startled by my strange cry, she rushed into the house, still holding three piglets in her arms
we had heard of the sightless humans and their global offensive, but never had anyone in my family imagined that they would one day march to our village
why would the offensive reach this poor skeleton of a village where sadness haunts and winds through the country roads, my father said in a casual tone, as though nothing were happening
oh dear what are we going to do now, my mother asked
none of the sightless humans entered our house, and eventually the atmosphere among us began to calm, but that day, no one in my family herded the cows to the field, no one checked on the freshly born piglets in the shed, no one cooked rice, afraid someone might detect a whiff of smoke coming from our rooftop, though by the time it got dark, none of us ventured to stay inside
all must gather at the village communal house,
this was their command, which spread, like a holy prophecy, through the village in a matter of seconds, the transmission was swift because everyone in the village had been warned of the cold-blooded carnage in the onslaught of the sightless humans,
our single objective is to march toward a world without navigators,
said the commander of the sightless humans (how simply and succinctly put) as the villagers listened closely,
let us together march forward,
added the commander of the sightless humans,
they never forgot to repeat that line,
the social scientists said of the onslaught of the sightless humans
night,
we bolted the doors and lay down quietly in our house, after the communal meeting, each of us seemed to have formulated a different picture of the sightless humans, i didn’t know what was on my parents’ mind, but i, for my part, thought the sightless humans looked just like those heroic wanderers in the tales set in medieval times, filled with adventure
adventure and romance
something is up again,
i worried out loud as i heard running footsteps on the village road
just a jungle cat chasing a house cat, no matter
my father said
my curiosity, piqued by my father’s obscure words in the night, filled me with enough courage to go to the village road at daybreak, i headed to the main road, and i saw here the corpse of the village chief, there the corpses of the followers of the village chief
they all look like they were strangled to death,
i said to my father
my father said
not a single gunshot was heard, but it appeared that the sightless humans had successfully conquered my village
come on, shout louder, long live the world without navigators,
come on, take the rifle and march forward with us,
it seemed the villagers had been waiting for commands like these
let us march forward, the sightless humans shouted again
none of the villagers seemed to see, or bothered to see, or had the capacity to see how exactly the world was marching forward, they were like the sightless humans, or it could be said that the villagers were themselves a kind of sightless humans
the social scientists cautiously said of the sightless humans
and so it was, that morning, the sightless humans marched to the mountain and forest to the south of my village, the region known as the Mun Mountain
many villagers flocked to the mountain to watch what happened
my mother, terrified, stayed home
only my father and i went
obstruction detected,
the commander of the sightless humans received an emergency alert,
destroy immediately,
and immediately the sightless humans began to knock down the announcement board on which was written the guides and warnings about the Mun Mountain, they used gun barrels, hammers, bare hands even, and yet the stately announcement board, made of steel-reinforced concrete, remained erect by the Mun Mountain road
may i share an opinion,
my father said, stepping forward from the crowd of villagers,
the objective of your onslaught, sirs, is as old as faded robes, but the inscriptions on this announcement board are the contemplations of human beings living in a novel world
my father said, his voice filled with calm and gravitas, like a pebble at the bottom of a forest creek
it looked like a classified directive was issued, the sightless humans tied my father down and took him away,
i wept
no matter, son, in my life, things like this happen often,
my father said
then he vanished into the Mun Mountain
i didn’t know what the sightless humans were going to do to my father,¹ will they kill him, i thought, feeling a sharp ache inside, and where is this onslaught ever going to end?
¹notes on my father: one night in march i went and lay down on the grassy edge of the village fields
the tragic thing about my father’s life is, he was perpetually mistaken for an average plowman by people of his generation, even his close kinsmen, no one in the village knew he carried plows and exhaled poetry, he was someone who was always craving a breakthrough worldview, night, once again i went and lay down on the grassy edge of the village fields and thought about my father, someone who opened my eyes, someone who led a life of meditation on books, meditation on furrows in the soil, meditation on the village, restlessly constructing a fateful bond between rice, fabric and poetry, between soil and human life, between books and plows, most people ate from their bowl of rice, taking it for granted, sparing not a single thought about where the rice grain came from, perhaps not knowing or not needing to know what a rice grain was, as if being human naturally meant having rice to eat, most people put clothes on their bodies, taking them for granted, as if being earthly humans naturally meant having clothes to wear, it wasn’t indifference or apathy, more like a stream of thought, the sort of ancestral thought acquired not without blood and tears in the longue durée of evolution, a profound stream of heavenly waters, shades and scents intercepted by foolish innocence, he would like to tell everyone, tell them in silence, one night in march, i lay on the grassy edge of the village fields, the utter silence of rice scent, the utter silence of night dew, the village was in the middle of fragile and indefinite, if not hallucinatory, thoughts about rice and fabric matters, quiet and confessional, feeble cries of infants emerged from the unfaltering insect sounds, the weary lullabies of adults echoed from the village, these were the confessional sounds of a place ever reluctant to be positioned, to be fixed, my father’s entire life was a [somewhat excessive] fixation on transgressive ways of seeing a place, a place that was reluctant to be positioned suddenly became the greatest creation of all creations: i, living in my beloved village, walk with the cows on ancestral land, the soil beneath my feet still quietly hatches the pulses of life [rice and fabric, joy and hope], above my head, sky is still immense, wind still blows, birds still soar, still sing, if it were to follow the serene way i walk behind the cows in the fields, the world might stay forever at peace. . . he wanted to tell everyone, by way of spending his life reading books and walking with the cows in the fields, one night in march, a luminous figure, a person carrying a plow in the fields, someone who had discovered a method to get the rice plants in the fields to yield better, and a method to end the lingering doom over the rural denizens who carried their plows to the fields as if bearing some severe destiny, the march night contained endless depths of memory, bright and reverberant, humans who remain cordial ‘til their hair has greyed could still wield the swords of doubt at one another, and humans who have prevailed in the imperial court might well laugh at the green mandarins about to cross the crimson-painted gateway, the ancient verse floated from the past, the humming sound of my father remained intact in my memory, stepping out from times past, my father entered into the studious world of books in two manners, one was an encounter with knowledge, eastern and western, ancient and new, the other was an illumination in his transgressive worldview: rice and fabric were equally intelligent and energetic to scientific and literary works, when a seed fell to the ground, a new movement, a new breakthrough, began, the seed sprouted, the bud then grew into a tree, the same went for the seeds of rice, corn or soy, when we saw another dimension of their presence, the song of land germinated within us, everything was a grand work by the creator, he wanted to tell everyone with utmost eloquence, it perhaps took a long time for people to realize, that his intellectual voyage had urged my village, a place of distant morning birdsongs, a place of distant lullabies sung by grandmothers to grandchildren at noon, a place reluctantly existing, to finally exist for real, on a day in late lunar december, as if to wrap up a segment of time that had just passed by, white cranes gathered over the village fields, my mother, brother and i were getting ready for the new year celebration, my father, after he was detained in the onslaught of the sightless humans and later released, had become markedly quieter, while the family was busy cleaning and going shopping for the new year, he helped rearrange the books on the shelf, then went out to the garden with a shovel to clear away the grass, preparing the soil for planting cotton, when he returned to the house, he said he was having trouble breathing, lay down on the bed, dozed off for several days, then passed away.
5.
these are the chronicles of my village, the vessels of remembering and reminiscing, tale upon tale of yesterday, yesteryear, yestercentury, or yestermillennia, now plainly precise, now hazily adrift, an abundance, or maybe an overabundance of news that reads like some kind of novel, some kind of novella, or some kind of essay reshaped into fictional form, they, the news, the chronicles, constantly expand, contract, compel, pressure, evoke, and awaken before culminating in perhaps inevitable explosions, shattering all the burnished grandiose narratives that try to conceal the fatal historical disabilities of a land.
12
well before my village managed to have an actual gateway to the world, this man had served as a kind of gateway to the world in the style of an aged newsagent whose memories looked like an archive of mostly moth-eaten documents, in my village they called him Mr. Hanh the Fifth, but the French colonists called him Henri Hanh when they recruited him as an Indochinese worker-soldier to go rescue the mother country during the Second World War, i began to live in that distant land like a flea in the old prison in mạc-xay (Marseille), that was how he always started his world stories, in those days, to me and all the boys my age in the village, he was a truly great man, because no one before him had been able to tell such stories, thanks to you we kids were able to enter the world, i said, enter my ass, those fifty days were spent drifting at sea, a plowman thrown on a ship was like a ball of soil hurled into the ocean, he described his seasickness to us using many allegories, later on, endowed with more knowledge about the world, i stumbled upon a document about how the French colonists recruited the peasants of my country and forced them to work as worker-soldiers in French factories to serve their war, after fifty days of drifting at sea, the ship arrived at the port in Marseille, the worker-soldiers were then thrown into a renovated prison in Marseille where they waited to be taken to the factories, later on, when the French got defeated by the Germans and overthrown in Indochina, France became a hungry country, the worker-soldiers in the factories were therefore taken to Camargue where they worked in the paddy fields, Camargue was a vast plateau where the coastal lagoons and lakes were often interrupted by the sand dunes of the lower Rhone river, like a flea in the old prison of mạc-xay (Marseille), i was taken to tu-lu (Toulouse) to make guns, then later taken to ca-ma (Camargue) to plow the fields, in the world that Mr. Hanh the Fifth depicted for us, we often heard about the mosquitoes, leeches, horses, and lavender blooms in the abandoned fields of Camargue, the deafening noise of hammers at the workshop where guns and bullets were forged by the Garonne river, and Marseille as the city of heavenly kings who ran out of luck and had to descend to the earthly realm, it seemed that only so much of those miserable years in a foreign country was retained in his degraded memory, and sometimes he would set those tales in France, and at other times, he would set those same tales on the other side of the mountain range to the south of my village, you kids just go past that mountain and you’ll see the ca-ma horses (the Camargue horses were once a famed breed in France), this worker-soldier, who served the French colonists on behalf of my fellow villagers, was also the first in the village to purchase a radio, one day Mr. Hanh the Fifth ordered his children and grandchildren to sell their rice, go to town and bring back a semiconductive radio which he then put on public display in his house, that was truly a gateway which opened my village to the world, in those days, everybody worked hard during the day, then at night they frequently gathered at Mr. Hanh the Fifth’s to listen to the radio despite being able to make out only about two to three percent of what the semiconductive radio was transmitting, the truth was, everybody came to simply behold and contemplate the speaking object, a bizarre wonder of the human world, my fellow villagers named the semiconductive radio of Mr. Hanh the Fifth “Mr. Ra-đi-ô,” sometimes abridged as “that man,” by then Mr. Hanh the Fifth had grown mostly deaf, his memory had long degraded, i bought the thing so that folks could see that goddamn faraway country where i had once lived in misery, he told everyone the reason behind his decision to buy the semiconductive radio, whenever the sun was about to sink behind the mountains, he would turn on the radio and leave it on all evening, one day, a villager came by early, a news broadcast was on, ten Pathet Lao army units had occupied Mương Phanh and were about to enter the Chum fields, the event had transpired in Laos, but the villager misheard it and thought the Pathet Lao army was about to enter the fields of our village, everyone listen up Mr. Ra-đi-ô said the enemy is coming, the villager ran everywhere, screaming the news, the entire village flocked to Mr. Hanh the Fifth’s, at which point the radio broadcast had already moved on to other news, oh heavens, why is “that man” still trying to hide the news from our village, my fellow villagers cried, and so they decided to stay up all night, waiting for the enemy, after Mr. Hanh the Fifth passed away, his children and grandchildren decided to bury the radio with him, my fellow villagers were once again stone-blind before the world, but they did manage to hear his last words which, like a strange object, kept restlessly turning within their thoughts: rơ xuy on nôm mi-xê-ráp (je suis un homme misérable: i am a miserable man).
24.
in my village there were sounds that felt regular like rainfall, not entirely like rainfall, more like someone was drumming a beat in the forest, transmitted from one generation to another, as if there could be no other way, and so, regular like rainfall, the past resembles persistent beings nested in my memory, i still remember in my village there were sounds as if someone were drumming a beat in the forest, while i went to the fields to chase away the birds, i went to the fields to chase away the rice-stealing birds, the month of December, ripe rice, the birds returned, the grey vault of sky kept lowering, lowering, as if sieges of secrets were pressing on my troubled thoughts, the month of December, rice fields ripened, i, the birds, and the breed of sound like someone is drumming a beat in the forest, the language of objects procreated since the day humans saw the connection between things, the language of the wind chime, the breed of sound like someone was drumming a beat in the forest, summoned in the fault-ridden river, summoned as the deer stole from the forest, as the birds stole from the humans, the month of December, upland rice ripened, the birds returned, the vault of sky above the fields seemed to forget that it was an era of sharp distinctions, of disoriented, agitated, dissatisfied beings across misty borders, a human walked in the middle of the inevitable transformation, carrying the body of an immense sky as well as the minutiae of subjects bloated with earthly myopia, i went to the fields to keep the birds from stealing the ripening rice of my family, and yet i ended up mesmerized by them, craning my neck heavenward to see if i could see the bird in the fable my mother once told, one day the bird returned to perch on the edge of the backyard well, there’s a guest, there’s a guest, cried the bird perching on the edge of the well in my mother’s tale, why would a bird call itself a guest of the humans, why was i out in the fields chasing away the guests of humans, i went to the fields to chase away the birds and yet i could hear a wavering within, all of a sudden the winds of dawn emerged, the wind chime was again stirring in the air as if someone were drumming a beat in the forest, the birds swooped down on my family rice field only to hurriedly soar away, why would guests of humans steal from humans, the winds ceased again, the wind chime was no longer moving, the birds once more swooped down on my family rice field, only much later, endowed with the humble capital of bookish knowledge, did i finally contemplate my way into the rhythm of being, the wind made the wind chime vibrate, the birds from the rice fields flew skyward, wayworn after the journey, ecstatic dreams swathed the pillar in the house of being, whose manifestation takes the form of consciousness or contemplation, all the same, someone gave the pillar a name, someone conscious of the central pillar in the house of being, at dawn one could hear the wind blowing over the mountaintop, or rather, the wind blowing over the fields in my village, making the wind chime quiver into sound as if someone were drumming a beat in the forest, the birds stole rice, and did not steal rice, i sat down on the edge of the rice fields to gaze at the birds, the wind chime kept stirring the air as if someone were drumming a beat in the forest, i hurriedly raised my hand heavenward, with a sweeping wave of my arm, now i no longer could tell whether i was chasing away the birds or waving at the birds, it was as if there were still something shared here between heaven and earth, all is one, said Parmenides from ancient Greece, it seemed that the ripening rice fields, the birds, the wind chime, and i all took flight from a common passage of birthing.
[original text]
(VIETNAMESE)
NHỮNG TIN TỨC VỀ MỘT NGÔI LÀNG
Nguyễn Thanh Hiện
đất quê tôi nghe con gà gáy sáng thì thức dậy
1/ Có một buổi sáng trong đời tôi không thể nào quên, buổi sáng vừa mở cửa đã nghe thấy những tiếng hô hét của bọn họ
chúng ta hãy cùng tiến lên
lúc nào là cũng bắt đầu bằng câu ấy
nhữn g nhà nghiên cứu xã hội nói về cuộc tiến công của những người mù
không còn kịp nữa rồi
tôi kêu lên với cha mẹ tôi khi nhìn thấy có rất nhiều những người mù trên con đường làng
một buổi sáng tệ hại
cha tôi thức dậy chưa kịp súc miệng đánh răng đã lo đan chiếc giỏ bịt mỏm bò cho xong, còn mẹ tôi thì vẫn còn loay hoay với lũ heo con mới đẻ ở ngoài chuồng, nghe tiếng kêu có vẻ bất thường của tôi, bà hoảng quá ẵm cùng lúc ba con heo con chạy vào nhà
về chuyện những người mù đang tiến công khắp nơi trên thế giới thì cả nhà tôi đã nghe nói đến, còn như việc họ tiến đến làng tôi thì thú thật là chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới
tiến công vào cái làng nghèo xơ xác lúc nào cũng thấy nỗi buồn lẩn quất trên những con đường làng để làm gì nhỉ, cha tôi nói, thản nhiên, như thể chẳng có chuyện gì đang xảy ra
giờ thì làm sao hỡ ông, mẹ tôi nói
trước sao thì nay làm vậy, cha tôi đáp
không có người mù nào vào nhà, cũng khiến cho không khí yên ổn trở lại với mọi người trong nhà tôi, không thả bò ra đồng, không ra chuồng heo với lũ heo con mới đẻ, không nấu cơm để cho người ta không trông thấy khói bốc lên nơi mái nhà, nhưng tối đến thì không ai dám ở nhà
tất cả đều phải ra đình làng
đây là lệnh, thứ lệnh tựa sấm thần, chỉ trong chốc lát đã truyền đi khắp làng, sự lan truyền nhanh chóng là do người ta đã nghe nói đến những cái chết lạnh lùng trong các cuộc tiến công của người mù
chúng ta chỉ có mỗi mục tiêu là tiến đến một thế giới không người lái [đơn giản, và cô đọng]
người chỉ huy những người mù nói, và toàn thể người làng lắng nghe
chúng ta hãy cùng tiến lên
người chỉ huy những người mù nói thêm
lúc nào cũng không thể quên câu nói ấy
nhũng nhà nghiên cứu xã hội nói về cuộc tiến công của những người mù
đêm
chúng tôi đóng kín cửa nằm im trong nhà, từ cuộc mét ting trở về, như trong mỗi chúng tôi có một hình ảnh khác nhau về những người mù, cha mẹ tôi nghĩ về bọn họ thế nào tôi không biết, nhưng tôi thì thấy bọn họ có vẻ giống với những kẻ giang hồ trong những câu chuyện mạo hiểm thời trung cổ
mạo hiểm, và lãng mạn
lại xảy chuyện nữa rồi
tôi lo lắng nói khi nghe có rất nhiều tiếng chân chạy ở ngoài đường làng
chỉ là chuyện con mèo rừng đuổi bắt con mèo nhà, không sao đâu
cha tôi nói
chính là tính hiếu kỳ trước những lời khó hiểu trong đêm của cha tôi đã giúp tôi có đủ can đãm ra đường vào lúc sáng sớm, tôi ra đường, và thấy chỗ này là xác ông trưởng làng, chỗ kia là xác những tùy tùng của ông trưởng làng
tất cả bọn họ như đã bị ai đó bóp cổ chết
tôi nói với cha tôi
không sao đâu, trong cuộc đời của cha, cũng thường thấy những chuyện như thế
cha tôi nói
không thấy có tiếng súng nào, nhưng có vẻ những người mù đã chinh phục toàn thể dân làng tôi
này, hãy hô to lên, hoan hô thế giới không người lái
này, hãy cầm súng cùng chúng tôi tiến lên
có vẻ như mọi người trong làng đều đang chờ đợi những mệnh lệnh như thế
chúng ta hãy tiến lên, những người mù hô to
dường bọn họ chẳng nhìn thấy, hay chẳng cần nhìn thấy, hay chẳng thể nhìn thấy, thế giới đang tiến lên thế nào, giống như những người mù, hay cũng có thể nói bọn họ là một thể loại của những người mù
những nhà nghiên cứu xã hội nói về những người mù với những lời thận trọng
và sáng hôm ấy thì bọn họ tiến về phía rừng núi phía nam làng tôi, rừng núi Mun
cả làng kéo nhau đi xem
mẹ tôi sợ, nằm nhà
chỉ mỗi cha con tôi đi
có sự cản trở
người chỉ huy những người mù được cấp báo
hãy lập tức tiêu hủy nó
lập tức những người mù xông vào đập phá bảng cáo thị những điểu nên biết trước khi vào rừng núi Mun, bằng đầu súng, bằng búa, và cả bằng tay, cái bảng cáo thị bằng xi măng cốt thép vẫn sừng sững đứng bên con đường vào rừng núi Mun
tôi có ý kiến
tôi thấy cha tôi bước lên phía trước những người làng
mục tiêu tiến công của các ngài thì đã cũ như những chiếc áo cũ, nhưng những lời ghi trên bảng cáo thị là những nghĩ ngợi của những con người đang sống trong một thế giới mới mẻ
cha tôi nói, điềm tĩnh, và lắng đọng [như hòn sỏi dưới đáy một con suối rừng]
những người mù đã trói cha tôi, để dẫn đi, hình như đó là mật lệnh
tôi khóc
không sao đâu, trong cuộc đời của cha, vẫn thường thấy những chuyện như thế
cha tôi nói
rồi khuất dạng trong rừng núi Mun
tôi không biết những người mù sẽ làm gì cha tôi(*), sẽ giết ông, tôi nghĩ, và cảm thấy đau nhói, nhưng là bọn họ định tiến công tới đâu vậy nhỉ?
[*] Ghi chú về cha tôi:
[đêm tháng ba tôi ra nằm nơi bờ cỏ đồng làng]
bi kịch của cuộc đời cha tôi là người ta vẫn đánh đồng ông với những người cày ruộng khác ở trong làng, ngay cả những người cùng lớp tuổi ông, ngay cả những người ruột thịt trong dòng họ nhà tôi luôn gần gũi ông, không một ai biết ông cầm cày và thở ra thơ, kẻ luôn muốn tạo ra một bước đột phá về cách nhìn thế giới, đêm, tôi lại ra đồng làng nằm dài nơi bờ cỏ mà nghĩ ngợi về cha tôi, người đã khơi gợi cho tôi biết bao điều về cuộc sống, cả đời ông, nghiền ngẫm sách vở, nghiền ngẫm đường cày, nghiền ngẫm cuộc sống xóm làng, canh cánh gầy dựng mối duyên giữa lúa, vải với thơ, giữa đất với triết lý nhân sinh, giữa sách và cày, trong cuộc sống người ta bưng chén cơm ăn, thấy như không, chẳng chút nghĩ ngợi từ đâu lại sinh ra hạt lúa [cũng có thể chẳng biết hay chẳng cần biết hạt lúa là gì] làm như thể cứ là con người là có cơm ăn, trong cuộc sống người ta mặc quần áo vào người, thấy như không, làm như cứ là con người trần thế thì có áo quần để mặc, nói là thờ ơ, hay bàng quang, đều không phải, giữa dòng nghĩ ngợi [thứ nghĩ ngợi tổ tiên con người phải bằng máu xương trong cuộc trường kỳ tiến hóa mới có được] giữa dòng chảy lồng lộng sắc nước hương trời ấy cứ xen vào những vô tư ngu ngốc, ông muốn nói với tất cả mọi người, nói trong thầm lặng, đêm tháng ba, tôi nằm nơi bờ cỏ đồng làng, lặng ngắt hương lúa, lặng ngắt sương đêm, làng đang trong những nghĩ ngợi mong manh, vô định [nếu không nói là huyễn hoặc] về chuyện cơm áo, lặng lẽ và bộc bạch, những tiếng khóc yếu ớt của trẻ thơ cất lên giữa tiếng côn trùng ra rả và tiếng hát ru mệt nhọc của người lớn từ trong làng vọng ra là sự bộc bạch của một nơi chốn đã được định vị trong cuộc sống với vẻ miễn cưỡng, cả cuộc đời cha tôi là sự chăm chú [một cách hơi quá sức] vào sự bức phá cách nhìn về một nơi chốn, cái nơi chốn được định vị có vẻ miễn cưỡng bỗng trở thành một trước tác lớn nhất trong những trước tác: ta, nơi xóm làng thân yêu, cùng lũ bò bước đi trên mảnh đất cha ông để lại, dưới chân ta đất đai vẫn âm thầm triển nở những nguồn mạch của sống [lúa và vải, niềm vui và hy vọng] và trên đầu ta, bầu trời vẫn rộng, gió vẫn thổi, và chim chóc vẫn bay, hót, theo cái cách ta thư thả bước theo lũ bò trên ruộng thì thế giới bao giờ cũng bình yên…ông muốn nói với tất cả mọi người, bằng cách cả đời đọc sách và cùng lũ bò bước đi trên đất ruộng đồng làng, đêm tháng ba, bỗng sáng lên hình ảnh của một người cầm cày trên ruộng cùng lúc nghĩ ra được cái cách làm sao cho cây lúa nặng hạt và cái cách làm sao chấm dứt cảnh u tối vẫn cứ lẩn quất trên đầu những người dân quê cầm cày trên ruộng như một thứ định mệnh nghiệt ngã, đêm tháng ba thăm thẳm ký ức, sáng và vang động, đã biết nhau đến bạc đầu mà còn rút gươm ngờ nhau, người đến trước được cửa son lại cười người phủi mũ sửa soạn ra làm quan , câu thơ cổ trôi trong quá khứ, tiếng ngâm nga của cha tôi vẫn còn nguyên trong ký ức tôi, từ trong quá khứ cha tôi bước vào cuộc đèn sách theo hai nghĩa, một là thực sự tiếp xúc với sách vở đông tây kim cổ, và hai là sự soi sáng cho sự bức phá cách nhìn thế giới: lúa, vải và những trước tác khoa học, văn chương là trí tuệ và tâm sức ngang nhau, khi một hạt cây rơi xuống mặt đất là khởi đầu cho một chuyển động mới, một bức phá mới, hạt cây sẽ nẩy mầm, chồi cây sẽ thành cây, hạt thóc hay hạt ngô, hay hạt đậu, cũng thế, khi thấy sự hiện hữu khác của chúng, ta bỗng thấy nảy ra trong lòng bài ca của đất, tất cả đều là những trước tác vĩ đại của tồn tại, ông muốn nói với mọi người bằng những lời lẽ thật cao sang về cuộc sống, mà có lẽ phải thật lâu về sau người ta mới hiểu ra, cuộc đèn sách của ông đã khiến cho làng tôi, heo hút đến cả tiếng chim kêu buổi sáng, heo hút đến cả tiếng bà ru cháu buổi trưa, một nơi chốn tồn tại có vẻ miễn cưỡng, đã trở nên tồn tại, vào một ngày cuối tháng chạp, làm như thể để tổng kết một khúc năm tháng vừa trôi qua, lũ cò trắng kéo về đồng làng tôi thật đông, mẹ tôi và anh em tôi tất bật sắm sửa các thứ để đón tết, cha tôi sau khi bị bắt đi trong cuộc tấn công của những người mù rồi được trả về, ông ít nói hẳn, trong lúc cả nhà tất bật đón tết, ông cũng lo sắp xếp lại các thứ sách vở trên giá sách, rồi xách cuốc ra vườn dọn cỏ chuẩn bị đất cho việc gieo hạt bông vải, lúc trở vào nhà ông kêu khó thở, lên giường nằm, thiếp đi mấy hôm, rồi mất.
5/ những tin tức về làng tôi là thế, luôn mang tính chất hồi cố, nhớ lại, chuyện của ngày hôm trước, năm trước, chuyện của thế kỷ trước, hay nghìn năm trước, vừa rõ ràng, chân xác, vừa mơ hồ, phiêu diễu, những tin tức như thế là còn nhiều, quá nhiều là khác, đọc là thấy chúng như một thứ tiểu thuyết, hay như một thứ tiểu truyện, hay thậm chí là một thứ tiểu luận được gửi vào hình dạng văn chương, chúng, những tin tức luôn co giãn, thúc ép, khơi gợi, cuối cùng là dẫn đến cuộc bùng nổ [ có vẻ tất yếu] làm vỡ toang những đại tự sự hào nhoáng đang cố che đậy những khuyết tật lịch sử chết người của một miền đất.
12/ nhưng trước khi làng tôi có thứ cửa ngõ thực sự mở ra thế giới thì ông ấy cũng là một thứ cửa ngõ mở ra thế giới với cung cách của một nhà thông tấn đã về già với trí nhớ trông giống như một kho lưu trử hồ sơ đã bị lũ mối mọt gặm nhấm gần hết, ở làng tôi người ta gọi ông ấy là ông năm Hanh, nhưng những người Pháp thực dân thì gọi là henri Hanh khi ông ấy bị sung vào đám lính thợ [bị bắt từ thuộc địa Đông Dương] đi cứu nguy mẫu quốc trong thế chiến thứ hai, ta bắt đầu ở xứ sở ấy là một con rận nằm trong nhà tù cũ ở mạc xay [Marseille], bao giờ ông ấy cũng bắt đầu như thế khi kể chuyện thế giới cho tôi nghe, buổi ấy, đối với tôi, cũng như đối với hết thảy đám con trai làng cùng lứa tôi, ông ấy quả là một con người vĩ đại, bỡi từ trước giờ đã bao giờ thấy người nào có thể kể được những câu chuyện như thế, nhờ bác mà lũ tôi mới có thể bước vào thế giới, tôi nói, bước cái con khỉ, năm mươi ngày lênh đênh trên biển, một thằng cày ruộng đi tàu thủy giống như đem ném một cục đất xuống biển, ông ấy tả cảnh say sóng cho bọn tôi nghe theo phép phúng dụ, về sau, khi đã có chút vốn liếng kiến thức về thế giới, tôi vô tình đọc được một tư liệu về việc người Pháp thực dân hồi thế chiến thứ hai bắt nông dân đất nước tôi đi làm lính thợ trong các công xưởng ở Pháp để phục vụ chiến tranh, năm mươi ngày lênh đênh trên biển cả, tàu cập cảng Marseille, đám lính thợ được thảy vào cái nhà tù cũ đã được sửa sang lại ở Marseille để chờ đưa đi các công xưởng, khi Pháp thua Đức và bị hất cẳng ở Đông Dương, nước Pháp đói, đám lính thợ ở các công xưởng được đưa đi trồng lúa ở Camargue, một vùng đồng bằng rộng lớn gòm các đầm phá mặn, ao hồ bị chia cắt bỡi các cồn cát thuộc hạ lưu con sông Rhone, là con rận trong nhà tù cũ ở mạc xay [Marseille] người ta đưa ta đi đúc súng ở tu lu [Toulouses] rồi đi cày ruộng ở ca ma [Camargue] cái thế giới ông năm Hanh thường kể cho bọn tôi nghe gòm có muỗi, vắt, ngựa, với hoa oải hương ở vùng đất hoang hóa Camargue, tiếng búa chát tai ở cái xưởng đúc súng đạn bên bờ con sông Garonne, và thành phố Marseille như chốn ở của các ông vua trời thất thế xuống trần gian, dường tất cả những năm tháng khốn khổ ở xứ người chỉ còn đọng lại chừng ấy trong thứ trí nhớ đã hoàn toàn xuống cấp của ông, bỡi có lúc ông bảo những thứ đó là của nước Pháp Lang sa, có lúc ông bảo tất cả những thứ đó là ở phía bên kia dãy núi phía nam làng tôi, lũ bay cứ đi hết dãy núi ấy sẽ gặp lũ ngựa ca ma [ngựa Camargue thuở ấy là loại ngựa nổi tiếng ở Pháp] con người đi làm lính viễn chinh cho người Pháp thực dân thay cho người làng tôi cũng là người đầu tiên trong làng sắm cái radio, ông năm Hanh lệnh con cháu bán bớt lúa gạo, xuống tỉnh, rinh một cái đài bán dẫn về đặt ở trong nhà ông, một thứ cửa ngõ thực sự mở ra thế giới cho người làng tôi, buổi ấy, ban ngày mọi người lo làm lụng, tối đến là kéo hết tới nhà ông năm Hanh để nghe đài, thực ra cũng chỉ nghe hiểu được hai ba phần trăm gì đó những gì được phát ra từ chiếc đài bán dẫn, sự thật, mọi người tới đó là để nhìn ngắm, nghĩ ngợi về thứ vật thể biết nói như một thứ vĩ đại kỳ cục của nhân loại, người làng tôi gọi cái đài bán dẫn của ông năm Hanh là ông ra đi ô, đôi khi gọi tắt là “ông ấy”, đến lúc ấy tai ông năm Hanh hầu như không còn nghe được mấy, còn trí nhớ thì đã xuống cấp từ lâu, sắm nó là để cho bà con ta nhìn thấy cái xứ sở chết tiệt ta đã sống vất vưởng ở đó, ông đã nói ra cái lý do sắm chiếc đài bán dẫn cho mọi người nghe, cứ mặt trời sắp hụp xuống núi là ông mở sẵn radio để đấy, một hôm, một người làng đến sớm, có bản tin đang phát, 10 tiểu đoàn quân Pathet Lào đã đánh chiếm Mương Phanh và sắp tiến vào cánh đồng Chum, là chuyện nước Lào, nhưng người làng ấy tưởng có quân Pathet Lào nào đó sắp tiến vào đồng làng mình, ông ra đi ô nói có giặc đến bà con ơi, người ấy chạy khắp làng hô hoán, cả làng đổ xô tới nhà ông năm Hanh, radio đã chuyển sang những tin tức khác, trời đất ơi, tới nước này “ông ấy” còn dấu làng ta sao, mọi người cứ gào lên, đêm ấy làng tôi thức trằng để chờ giặc, ông năm Hanh chết, con cháu ông quyết định chôn cái radio theo ông, người làng tôi lại mù tịt trước thế giới, có điều là mọi người lại nghe được lời nói cuối của ông ấy như một thứ vật thể lạ luôn cựa quậy trong nghĩ ngợi của mình: rơ xuy on nôm mi xê ráp [je suis un homme miserable/ta là một thằng người khốn khổ]
24/ ở làng tôi có thứ tiếng động có vẻ đều đều như tiếng mưa rơi, nhưng không hoàn toàn như tiếng mưa rơi, mà như ai vỗ nhịp trên rừng, tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác, có vẻ như không thể khác đi được, cứ thế, có vẻ đều đều như tiếng mưa rơi, quá khứ có vẻ như thứ vật thể rất bền bĩ trong ký ức tôi, tôi vẫn nhớ ở làng tôi có thứ tiếng động như ai vỗ nhịp trên rừng, còn tôi thì ra đồng làng để đuổi chim, tôi ra đồng làng để đuổi lũ chim ăn trộm lúa, tháng chạp, lúa trì chín, lũ chim lại về, bầu trời xám cứ thấp xuống, thấp xuống, như thể có nỗi niềm bí mật nào đó đang đè lên nghĩ ngợi của tôi, tháng chạp, ruộng lúa chín, tôi, lũ chim, và thứ tiếng động như ai vỗ nhịp trên rừng, ngôn ngữ của thứ vật thể được thiết lập tự buổi con người nhận ra mối liên quan giữa các sự vật, ngôn ngữ cái mõ gió, thứ âm thanh như thể có ai vỗ nhịp trên rừng hiện hữu giữa dòng sống đầy khiếm khuyết, hiện hữu giữa lúc con nai cướp giật của rừng, con chim cướp giật của người, tháng chạp, lúa trì chín, lũ chim kéo về, bầu trời trên đồng làng có vẻ quên mất thời phân chia tách bạch, những hữu thể chao động, lầm lạc, bất ưng giữa các ranh giới phù vân, một người đi giữa cuộc bể dâu mang theo cả hình hài bầu trời rộng lớn lẫn những tỉ mỉ của thứ chủ thể chật cứng niềm thiển cận trần gian, tôi ra đồng làng giữ không cho lũ chim ăn trộm lúa trên đám lúa đang chín của nhà tôi, nhưng lại bị lũ chúng mê hoặc, cứ ngóng cổ lên bầu trời trên đầu coi thử có nhìn thấy con chim trong câu chuyện cổ tích mẹ tôi kể hay không…một hôm chim lại về đậu ở bờ giếng nước sau nhà, có khách…có khách [tiếng kêu của con chim đậu bờ giếng nước trong lời kể của mẹ tôi] sao chim lại xưng là khách với con người nhỉ, sao mình lại ra đồng làng để đuổi khách của con người nhỉ, tôi ra đồng làng đuổi chim lại nghe thắc mắc trong lòng, gió sớm mai chợt nổi lên, cái mõ gió lại khua lên như có ai vỗ nhịp trên rừng, lũ chim đang sà xuống ruộng lúa nhà tôi vội vã bay lên, sao khách của con người lại đi ăn trộm lúa của con người nhỉ, gió lại ngừng, cái mõ gió không còn khua, lũ chim lại sà xuống ruộng lúa nhà tôi, mãi sau này, khi đã có chút vốn liếng kiến thức sách vở, tôi mới nghiệm ra nhịp điệu của tồn sinh, gió làm rung cái mõ gió, lũ chim từ ruộng lúa bay lên, tả tơi một cõi đi về, huyễn mộng quyện lấy cây cột chống ngôi nhà hữu thể, ý thức, hay nghĩ ngợi, cũng là nó, ai đó lại đem đặt tên cho cây cột chống nhà, ý thức là cây cột chống ngôi nhà hữu thể, một sớm đi về nghe gió thổi đầu non, không phải, gió thổi qua đồng làng tôi làm cho cái mõ gió rung lên những âm thanh như ai vỗ nhịp trên rừng, lũ chim ăn trộm lúa, và không ăn trộm lúa, tôi ngồi ở bờ ruộng lúa nhìn lũ chim, cái mõ gió khua lên như có ai vỗ nhịp trên rừng, tôi vội vã giơ tay lên trời, tôi giơ tay lên trời vẫy, bấy giờ tôi cũng không biết là tôi đang đuổi chim hay vẫy gọi lũ chim, như thể vẫn còn sót lại nơi đây một cái gì đó chung của trời đất, tất cả là một, như ông Parmenid của nước Hy Lạp cổ đại nói, có vẻ như ruộng lúa đang chín, lũ chim, cái mõ gió và tôi là cùng thoát ra từ một cuộc sinh nở
Translator’s Statement
Nguyễn Thanh Hiện’s novel Chronicles of a Village is narrated by a local scribe and storyteller who tells us a stream of meandering tales about his homeland, a charming Vietnamese village that has undergone long years of violent war and violent modernization. My difficult task as a translator is to recreate and sustain in English the scribe-narrator’s singular rhythm of spoken eloquence and nostalgia, carried beautifully by the dignified simplicity of the original Vietnamese.
Nguyễn Thanh Hiện, born in 1940 in Nam Tượng village of An Nhơn district of Bình Định province, is now based in Qui Nhơn city. With a degree in Western Philosophy from the University of Saigon, he works as an educator and author and has published works in literary journals within Vietnam and abroad.
Quyên Nguyễn-Hoàng (Nguyễn Hoàng Quyên, b. 1993) is a writer, translator, and art curator living in Vietnam. Her texts have appeared on The Margins, Words Without Borders, Jacket2 and various anthologies and exhibition catalogues. Nguyễn-Hoàng holds a B.A. from Stanford University.